Các Bệnh Đau Mắt Thường Gặp

Cận thị, khô mắt, đục thủy tinh thể… đang có dấu hiệu gia tăng với những biến chứng suy giảm thị lực, thậm chí mù lòa. Để phòng tránh các bệnh về mắt cần kiểm tra định kỳ, không dùng thuốc đau mắt bừa bãi. Dưới đây là danh sách liệt kê những bệnh về mắt phổ biến:

  • Đục thủy tinh thể (hay còn gọi là cườm khô, cườm đá)

Biểu hiện : Thấy chấm đen, lóa sáng là nguy cơ , nhức mỏi mắt và đau đầu

Nguyên nhân : Khi đó thủy tinh thể bị mờ đục do tác động của các chất có hại bên trong cơ thể và môi trường bên ngoài làm giảm khả năng điều tiết linh hoạt Không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động tiếp nhận ánh sáng từ ngoài vào, mà còn tạo thành những đám mờ, làm mất sự trong suốt của thủy tinh thể, cản trở ánh sáng hội tụ lên võng mạc, từ đó làm giảm thị lực.

Đục thủy tinh ở giai đoạn sớm ít có triệu chứng, người bệnh có thể nhìn mờ, thấy mắt hay bị khô, mỏi, bệnh chỉ được phát hiện khi khám chuyên khoa mắt. Khi đã bước vào giai đoạn muộn, bên cạnh dấu hiệu nhìn xa kém do thị lực giảm, người bệnh bắt đầu nhìn màu không chuẩn, đặc biệt là thấy những chấm đen trước mắt và lóa mắt khi gặp ánh sáng cường độ mạnh. Cần đi thăm khám bác sĩ ngay, không dùng thuốc đau mắt

duc-thuy-tinh-the
Đục thủy tinh thể qua các giai đoạn, đây là bệnh về mắt phổ biến ở các bệnh ở người trung niên

Biểu hiện : Nhìn méo mó, song thị. Bên cạnh đó còn có các biểu hiện như nhìn mờ vùng trung tâm, nhìn có ám điểm (điểm mờ đen) trước mắt, bị rối loạn thị lực màu: nhìn mọi vật mờ và nhạt màu hay nhìn song thị (nhìn thành hai hình).

Nguyên nhân : Ánh sáng nguy hiểm (phát ra từ các thiết bị màn hình điện tử: Tivi, máy tính, smartphone và nguồn ánh sáng nhân tạo khác như đèn Led, đèn huỳnh quang,… Ngay cả trong ánh sáng mặt trời cũng có 25-30% là ánh sáng nguy hiểm) chính là tác nhân chủ yếu gây tổn thương tế bào thị giác và tế bào võng mạc.

Có thể bạn muốn biết : Đau đầu nhức mắt là bệnh gì?

thoai-hoa-diem-vang
Thoái hóa điểm vàng khiến mắt chúng ta nhìn hình ảnh bị méo mó, song thị, bị rối loạn thị lực màu sắc
  • Hội chứng thị giác màn hình bao gồm cả hội chứng thị giác màn hình máy tính – Computer Vision Syndrome (mà nhiều người thường gọi là hội chứng CVS)

Biểu hiện: Mắt khó tập trung, đau đầu, mệt mỏi, nhìn mờ, căng mắt, khô mắt và các triệu chứng khác như đau đầu, đau cổ. Các hội chứng liên quan đến thị lực và bệnh lý của mắt liên quan đến việc tiếp xúc thường xuyên với các thiết bị màn hình điện tử khác như: máy tính bảng, điện thoại, tivi,…

Xem thêm :

Các Bệnh Lý Về Mắt

Mắt bị mờ một bên có sao không?

Đau mắt đỏ là bệnh gì?

Nguyên nhân : chủ yếu là do mắt bị tác động bởi ánh sáng nguy hiểm(ánh sáng xanh) phát ra từ các thiết bị màn hình như: máy tính, máy tính bảng, điện thoại, tivi,…  hoặc ánh sáng nguy hiểm từ đèn LED, đèn huỳnh quang. Ánh sáng nguy hiểm này tác động gây tổn thương các tế bào võng mạc, làm chết tế bào thị giác, gây rối loạn điều tiết mắt, suy giảm thị lực và tăng nguy cơ mù lòa.

hoi-chung-thi-giac-man-hinh
Ánh sáng nguy hiểm từ các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại rất dễ dẫn tới bệnh
  • Chảy nước mắt sống – tắc tuyến lệ (đạo bị nhiễm khuẩn sẽ gây viêm tắc và đau nhức.)

Viêm tắc lệ đạo nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra các biến chứng gồm: tắc lệ đạo, nhất là tắc ở ống lệ mũi, gây ra viêm túi lệ mạn tính với biểu hiện là thường xuyên chảy nước mắt, kèm theo có chảy nhầy mủ; phù nề nhẹ vùng góc trong mắt; ấn vào vùng này có thể thấy nhầy mủ đùn ra ở khóe mắt. Để phục hồi chức năng dẫn nước mắt của tuyến lệ, cần phải phẫu thuật để tạo nên đường dẫn nước mắt mới, từ mắt xuống mũi cho bệnh nhân. Đây là một phẫu thuật có thể điều trị dứt điểm triệu chứng chảy nước mắt, khỏi viêm nhiễm, mủ nhầy ở túi lệ.

tac-tuyen-le.png
Tắc tuyến lệ ở mắt  gây ra viêm túi lệ mạn tính với biểu hiện là thường xuyên chảy nước mắt

Bình luận về bài viết này