Đau Mắt Đỏ Ở Phụ Nữ Mang Thai có nguy hiểm không?

Phụ nữ khi mang thai có các triệu chứng như ốm nghén, đau lưng dưới. Có thể thị lực cũng kém đi do thay đổi nội tiết tố. Bên cạnh chứng đau mắt đỏ thường gặp thì còn có thêm các bệnh về mắt nguy hiểm .

  1. Mang thai có ảnh hưởng đến thị lực của tôi không?

Mang thai ảnh hưởng nhiều tới thị lực và nó xảy ra đến 15% của tất cả phụ nữ mang thai. Trong khi mang thai, những thay đổi về kích thích tố, chuyển hóa, giữ nước và lưu thông máu có thể ảnh hưởng đến mắt và thị lực của bạn.

Dưới đây là một số bệnh mắt mà phụ nữ mang thai hay mắc phải:

2. Mắt bị khô, đau nhức mắt

  • Bạn có thể nhận thấy rằng đôi mắt của bạn khô hơn bình thường

– Bạn cảm thấy có những đốm sáng, nhức đau mắt phải, đau mắt trái 

– Bạn cảm thấy giống như là có bụi trong mắt.

– Mắt bạn bị sưng, đỏ.

– Mắt bạn bị chảy nước mắt sống, chảy mủ.

– Mắt nhạy cảm với ánh sáng, môi trường đặc biệt là với khói thuốc lá, khói bụi xe…

dau-mat-khi-mang-thai
Bà bầu mắt thường bị khô, đau nhức hốc  mắt, sưng mắt

Cách điều trị mắt khô

Hạn chế dùng thuốc đau mắt trong 3 tháng mang thai đầu tiên

Có thể dùng loại thuốc nhỏ mắt để giúp mắt giảm khô rát

Lưu ý : Một số thuốc nhỏ mắt có chất có thể gây hại mắt khiến mắc bị mắc thêm các bệnh đau mắt khác. Vì vậy, hãy tới bác sĩ để được tư vấn trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào để đảm bảo các thành phần trong thuốc nhỏ mắt an toàn cho phụ nữ mang thai.

3.  Đau đầu mờ mắt (mắt như có màng che)

  • Khi mang thai có thể dẫn tới tình trạng trữ nước ở mắt gây phù mắt ảnh hưởng đến thị giác của bạn. Khi ấy, giác mạc và thủy tinh thể trở nên dày hơn, gây cản trở tuần hoàn ở vùng mắt (đặc biệt là nhãn cầu). Điều đó khiến cho thị lực của bạn giảm sút, làm tầm nhìn bị mờ như có màng che
  • Bà bầu thường giữ lại chất lỏng ( sữa cho con bú). Tác dụng phụ thường gặp này có thể thay đổi độ dày và hình dạng giác mạc của bạn. Điều đó có thể dẫn đến tầm nhìn mờ bị méo mó. Những triệu chứng này thường biến mất sau khi sinh hoặc sau khi bạn ngừng cho con bú.
ba-bau-dau-mat-do
Tầm nhìn của phụ nữ mang thai có thể mờ đột ngột, kèm triệu chứng đau đầu

Để cải thiện tình trạng mờ mắt cần làm gì:

Mặc dù những triệu chứng mờ mắt này có thể tự biến mất sau khi mang thai kết thúc, nhưng nếu cảm thấy tình trạng mắt tệ hơn, bạn nên đến gặp bác sĩ để cải thiện mắt:

  • Uống thuốc
  • Có thể bạn sẽ được bác sĩ chỉ định việc đeo kính để hỗ trợ thị giác trong thời gian mang thai. trở lại bình thường 6 tuần sau sinh.

4. Tiền sản giật liên quan tới thị giác

Khoảng 25% phụ nữ khi mang thai bị tiền sản giật nặng và 50% phụ nữ bị sản giật có ảnh hưởng thị giác, có xu hướng xấu đi khi tình trạng trở nên trầm trọng hơn.

Tầm nhìn đột ngột thay đổi trong quá trình mang thai có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh nghiêm trọng này xảy ra ở một số ít phụ nữ có bầu. Biểu hiện kèm theo là huyết áp cao và các dấu hiệu tổn thương đến một cơ quan khác trong cơ thể. Các triệu chứng bao gồm:

  • Mất tầm nhìn tạm thời
  • Nhạy cảm với ánh sáng
  • Tầm nhìn mờ
  • Nhìn thấy hào quang, đèn nhấp nháy hoặc điểm đen trước mắt

Lưu ý:

Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào trong số này, hãy đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.  Tiền sản giật ở phụ nữ mang thai có thể tiến triển nhanh chóng và gây chảy máu và các biến chứng nghiêm trọng khác.

Xem thêm : Khi bị đau mắt cần kiêng kị những thực phẩm nào ?

4. Sưng húp mí mắt

  • Sưng mí mắt cũng là một trong những biến chứng do thay đổi hormone khi bạn mang thai. Hiện tượng này có thể làm giảm tầm nhìn của bạn, khiến bạn nhìn kém hơn.
  • Nguyên nhân khác khiến tình trạng mí mắt của bạn bị sưng nhiều hơn là do chế độ ăn nhiều muối hoặc caffein, ít nước lọc. 
  • Nếu bạn có tiền sử với bệnh Glôcôm (bệnh tăng nhãn áp), huyết áp cao hoặc tiểu đường, bạn nên thông báo tình trạng bệnh của bản thân với bác sĩ. Bác sĩ sẽ chú trọng đến việc kiểm tra và phòng ngừa các chứng bệnh về mắt cho bạn trong thời gian thai nghén.

Giảm mắt bị đau sưng bằng cách nào?

  • Bạn nên bổ sung chất dinh dưỡng một cách cân bằng trong thực đơn hàng ngày bằng rau xanh và nước lọc nếu bạn xuất hiện dấu hiệu bị sưng mí mắt.
  • Nếu muốn điều trị chứng bệnh Glôcôm trong giai đoạn mang thai (hoặc ngay cả khoảng thời gian chuẩn bị mang thai), bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ thật cẩn thận.

Chú ý : Một số đơn thuốc dùng để trị chứng Glôcôm có thể an toàn với bà bầu; tuy nhiên, một số loại thuốc khác lại có khả năng gây hại cho sự phát triển của thai. Khi mang thai phải hạn chế hết việc dùng bất cứ loại thuốc điều trị bệnh nào.

5. Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường khi mang thai

Một dạng bệnh tiểu đường tạm thời ảnh hưởng đến bà bầu, được gọi là tiểu đường thai kỳ, cũng có thể gây ra thị lực mờ.

Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tăng lên khi mang thai của bạn phát triển. Khi đó lượng đường trong máu cao có thể làm hỏng các mạch máu nhỏ cung cấp chất dinh dưỡng cho võng mạc của bạn.

Phải làm gì khi phát hiện bệnh tiểu đường khi mang thai?

Nếu bạn bị tiểu đường, hãy tiếp tục theo dõi nó trong khi bạn đang mang thai. Nếu bạn bị tiểu đường thai kỳ, hãy đảm bảo mức đường huyết của bạn không quá cao. Bác sĩ của bạn sẽ giúp đỡ.

Có thể bạn muốn biết : Nhỏ thuốc đau mắt cho trẻ sơ sinh bị đau mắt có ghèn?

6. Mẹ Bầu Bị Đau Mắt Đỏ Có Ảnh Hưởng Tới Thai Nhi ?

  • Phụ nữ mang thai mắt bị Viêm kết mạc ( đau mắt đỏ ) có khả năng ảnh hưởng đến thai rất thấp, tuy nhiên, nếu mẹ bầu tự ý dùng thuốc thì có thể ảnh hưởng xấu đên sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi.
  • Vì vậy, các bà bầu không được tự ý xông lá, đắp thuốc, áp dụng các bài thuốc dân gian chưa được kiểm chứng để chữa đau mắt đỏ vì có thể làm bệnh kéo dài và trầm trọng hơn.
  • Thuốc sáng bổ mắt Wit có những dưỡng chất chuyên biệt giúp bảo vệ thủy tinh thể và võng mạc từ bên trong, bên cạnh đó cần phải cân bằng nhóm thực phẩm bao gồm đường – bột, đạm, béo và vitamin – khoáng chất. Trong đó ưu tiên những thức ăn từ rau củ quả sẫm màu để mắt được bổ sung đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu.

Bình luận về bài viết này